CÁCH GIÚP BẠN LOẠI BỎ GIẬN DỮ Ở NƠI LÀM VIỆC
22/12/2016
-Adler Group
-0 Bình luận
Nóng giận hay bực tức là cảm xúc tự nhiên của con người. Chúng ta không thể không tránh khỏi mà hãy học cách kiểm soát chúng.
Hậu quả của “bệnh” giận dữ nặng nề hơn bệnh “tám chuyện” nhiều lần. Bởi sự giận dữ ở chốn công sở không chỉ ảnh hưởng đến năng xuất làm việc của tập thể, đến mối quan hệ giữa các nhân viên mà còn tổn hại đến sức khỏe của mỗi cá nhân. Đó là nguyên nhân phát sinh và phát triển các bệnh như trầm cảm, huyết áp cao và bệnh tim.
Nguyên liệu chính để bào chế nên thuốc điều trị sự giận dữ chính là sự kiềm chế và nhẫn nhịn. Sau đay là một vài gợi ý để bạn kiềm chế cơn bốc hỏa của mình:
1. Để cân bằng lại, hãy nhắm mắt lại và hít vào thở ra khoảng 5-10 lần. Sự nóng giận không thể ngay lập tức biến mất nhưng động tác này giúp bạn ngừng lại một lúc để suy nghĩ và không thốt ra những câu nói khiến bạn hối tiếc.
2. Bạn không nên gom góp sự tức giận thành một khối bực bội trong lòng vì khi bạn tích trữ nhiều khó chịu, bạn sẽ là người ảnh hưởng đầu tiến sau đó là những đồng nghiệp khác.
Giận dữ ở chốn công sở không chỉ ảnh hưởng đến năng xuất làm việc của tập thể, đến mối quan hệ giữa các nhân viên mà còn tổn hại đến sức khỏe của mỗi cá nhân
3. Hãy suy nghĩ xem liệu việc đó có nên tức giận hay không và khi bạn biểu hiện sự bực bội ra bên ngoài nó có mang lại cho bạn lợi ích gì không hay chỉ làm mất hình ảnh của bạn trong mắt người khác.
Hãy suy nghĩ kỹ, chớ cả giận mà mất khôn
4. Hãy rời khỏi văn phòng, ra ngoài hít thở hoặc đi dạo một lúc. Có lẽ vì vậy mà nhiều công ty thậm chí còn trang bị hẳn một phòng giải trí bên trong văn phòng để nhân viên xả stress ngay lập tức.
5. Giữ lối sống sinh hoạt lành mạnh, thoải mái. Khi cơ thể khỏe mạnh đồng nghĩa với một tinh thần thoái mái, vui vẻ bạn sẽ có cách phản ứng thông minh hơn là tức giận và la hét với tất cả mọi người.
6. Viết tất cả ra giấy, viết hết những suy nghĩ, cảm xúc, những gì bạn muốn nói với ai đó ra giấy hoặc trên máy tính. Hành động này giúp đánh lừa tâm lý khiến bạn có cảm giác như mình vừa được xả cơn giận. Nhưng đừng bao giờ gửi chúng đi nhé.
7. Nghe một bản nhạc yêu thích; Thay quần áo ngay khi bạn về nhà, đó là cách làm hiệu quả giúp bạn thay đổi tâm lý và trạng thái cảm xúc.
Nếu bạn ngày càng ý thức rõ hơn điểm yếu của bản thân và biết cách rút kinh nghiệm từ những sai lầm đã mắc, bạn sẽ dễ dàng điều chế cảm xúc tại nơi làm việc một cách hiệu quả.
Bình luận của bạn