8 CHIẾN LƯỢC NHÀ TUYỂN DỤNG NÊN DÙNG KHI PHỎNG VẤN
07/02/2017
-Nhân Sự
-0 Bình luận
Để thành công trong việc tuyển dụng và tìm ra được những ứng viên tài năng cho doanh nghiệp của mình, nhà tuyển dụng không chỉ dựa vào việc sàng lọc CV mà cần phải có chiến lược cụ thể khi phỏng vấn tuyển dụng.
Bản lề sàn ADLER xin giới thiệu 8 chiến lược cơ bản mà nhà tuyển dụng nào cũng nên áp dụng:
Chuẩn bị trước các câu hỏi phù hợp
Tùy vào vị trí cần tuyển mà nhà tuyển dụng nên chọn lọc trước một số câu hỏi phù hợp, việc chuẩn bị trước sẽ giúp quá trình phỏng vấn tuyển dụng diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng hơn. Điều này sẽ để lại ấn tượng tốt đối với các ứng viên khi nhà tuyển dụng tỏ rõ sự chuyên nghiệp qua các câu hỏi rõ ràng, trọng tâm đồng thời cũng khai thác triệt để được các thông tin cần thiết từ các ứng viên cho buổi phỏng vấn.
Chọn người cùng phỏng vấn phù hợp
Thường thì các quản lý trực tiếp từ các phòng ban cần nhân sự mới sẽ tham gia cùng phỏng vấn, họ muốn lựa chọn ra những ứng viên tốt cho vị trí trong phòng của họ. Nhưng nếu công ty của bạn là một công ty nhỏ với một người quản lý chính thì bạn cũng nên lựa chọn thêm người tham gia phỏng vấn. Bạn cũng nên thảo luận trước với hội đồng phỏng vấn về các câu hỏi sẽ được đưa ra, điều này sẽ giúp bạn có thông tin toàn diện hơn về các kỹ năng và kinh nghiệm của ứng viên.
Lắng nghe nhiều hơn nói
Nên cố gắng làm cho buổi phỏng vấn diễn ra thật thoải mái bằng cách hỏi một vài câu hỏi thông thường, quan tâm đến việc ứng viên tìm đường đến công ty có khó không? Sau đó, hãy để cho họ được thể hiện bản thân , lắng nghe họ nói về kinh nghiệm và kỹ năng nhiều hơn là bạn nói. Hãy giữ lại tổng quan của công ty và công việc vào cuối buổi phỏng vấn.
Quan sát ứng viên thông qua những câu hỏi bất ngờ
Các câu hỏi thông thường sẽ được các ứng viên chuẩn bị trước ở nhà, bạn sẽ không quá ngạc nhiên khi các ứng viên trả lời suôn sẻ mọi câu hỏi. Thay vào đó, bạn nên hỏi những câu hỏi đặc biệt, bất ngờ liên quan đến tư duy hoặc một câu chuyện đời thường nào đó để ứng viên thể hiện khả năng linh hoạt của mình. Bạn sẽ có thể đánh giá được các ứng viên sẽ vượt qua được thử thách thế nào khi làm việc tại công ty bạn.
Tìm hiểu cách phản ứng của ứng viên trong thực tế
Những câu hỏi về thực tế công việc sẽ cho các bạn cái nhìn sâu sắc về khả năng của ứng viên. Ví dụ như “Trong quá trình bán sản phẩm cho khách hàng bạn đã gặp phải khó khăn như thế nào và bạn đã làm gì để vượt qua khó khăn ấy? Và cũng đừng quên hãy hỏi những câu hỏi đuổi tiếp theo để làm rõ hơn những thông tin chi tiết.
Nói về thương hiệu và văn hóa công ty
Trong quá trình phỏng vấn tuyển dụng, bạn sẽ là người sẽ thể hiện văn hóa và thương hiệu của công ty đến các ứng viên. Thương hiệu công ty của bạn được phản ánh thông qua những lợi ích cụ thể mà công ty bạn mang lại, như kế hoạch chăm sóc sức khỏe, bồi thường, sắp xếp công việc linh hoạt, các chương trình đào tạo,… Bạn cũng nên nói cho các ứng viên về cơ hội phát triển và gây dựng sự nghiệp, động lực giúp mọi người làm việc hiệu quả tại công ty, sáng kiến mà nhân viên tạo ra, các chương trình tình nguyện xã hội và các truyền thống khác của công ty.
Quản lý thời gian.
Quyết định thời gian bạn sẽ dành cho buổi phỏng vấn là bao nhiêu và thời gian để trao đổi hai chiều với ứng viên nhằm rõ hơn về vị trí này. Đừng cảm thấy bó buộc khi phải đưa ra quá nhiều thời gian cho những ứng viên có triển vọng kém, nhưng hãy nhớ rằng họ có xu hướng nói nhiều hơn về kinh nghiệm của họ hơn là những thứ khác trong ngành.
Đừng quên nói về cuộc phỏng vấn thứ hai (nếu có)
Mời các ứng viên sáng giá nhất quay lại với một cuộc phỏng vấn khác cùng bạn hay các thành viên trong bộ phận. Hãy hỏi những câu hỏi mới và nhắc lại một số từ lượt phỏng vấn đầu tiên để kiểm tra tính nhất quán. Hãy thử xem cuộc gặp gỡ lần này có giúp tăng cường cảm giác của bạn về ứng viên này là nhân tố phù hợp cho vị trí này hay không. Nếu bạn không chắc, đừng ngần ngại thiết lập thêm một đợt phỏng vấn thứ ba nữa nếu cần.
Đây chỉ là những chiến lược nho nhỏ mà Bản lề sàn Adler sưu tầm được, bạn cũng nên tham khảo thêm nhiều phương pháp khác qua nhiều phương tiện để có được những buổi phỏng vấn hiệu quả. Mục tiêu có được là những ứng viên phù hợp, tài năng cho vị trí mà công ty bạn đang cần. Điều quan trọng là cần phải cải thiện kỹ năng phỏng vấn mỗi ngày.
Bình luận của bạn