BLOG

THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN KÍNH XÂY DỰNG CAO CẤP MADE IN VIỆT NAM

29/12/2016

-

Adler Group

-

0 Bình luận

Cửa kính cường lực là một trong những sản phẩm được ưa chuộng trong kiến trúc hiện đại ngày này. Từ bao đời nay, khái niệm về kính, kính xây dựng áp dụng trong đời sống đối với người Việt Nam là: “Một loại vật liệu nhìn thông suốt, có thể ngăn mưa, ngăn bụi, lấy ánh sáng vào nhà nhưng dễ vỡ, không an toàn”.

Thập kỷ 80 và 90 ở Việt Nam hầu như chỉ có kính nhập khẩu từ Trung Quốc, thời kỳ này chủ yếu là kính thông thường (float glass), hô giá nào thì người tiêu dùng trả giá đó. Giá kính cường lực được bán tăng lên gấp hai đến ba lần. Chất lượng không được kiểm chứng. Thậm chí nhà cao tầng được lắp kính float glass nhưng vẫn hóa phép thành kính “cường lực“, người tiêu dùng vẫn chấp nhận trả giá kính cường lực nhưng đến khi bị bão, kính vỡ mới biết là kính thường, thì ôi thôi sự đã rồi!

THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN KÍNH XÂY DỰNG CAO CẤP MADE IN VIỆT NAM

Vẻ đẹp trong suốt của  kính cường lực 

Ngày nay, với sự phát triển bùng nổ trong ngành xây dựng, các nhà khoa học, kiến trúc sư (KTS) đã coi kính như một vật liệu chính và không có loại vật liệu nào thay thế được. Trước đây vật liệu bằng đá như Kim tự Tháp ở Ai Cập hay vật liệu bằng sắt như Tháp Eifel ở Paris Pháp là những biểu tượng đi vào lịch sử loài người thì nay kính đã soán ngôi vị đó, nó được chứng minh bằng những toà nhà cao chọc trời, biểu tượng cho vùng miền, một đất nước phát triển và nói lên sự phồn vinh thịnh vượng. Ngoài ra kính là vật liệu duy nhất (không thể là sắt thép cát sỏi xi măng) được đem ra để khoe ví như một cô gái xinh đẹp đang tuổi dậy thì...

 thực trạng kính xây dựng

Kính cường lực có tác dụng cách âm, cách nhiệt tốt

Thực trạng ở Việt Nam, ngành kính là một ngành rất đặc thù và phải chuyên biệt hoá, đây cũng là cơ hội để các KTS nước ngoài chớp cơ hội làm ăn. Họ đã từng lợi dụng ngành kính còn đang non trẻ của Việt Nam để làm giá, bằng cách đưa ra các tiêu chuẩn (specs) mà ở Việt Nam hoặc các đối tác không đáp ứng được để đưa kính từ nước họ vào công trình với giá “cắt cổ“ mà nhà đầu tư vẫn phải ngậm “bồ hòn làm ngọt“. Họ cũng thừa hiểu và lợi dụng người Việt luôn “sính ngoại“ và coi đồ ngoại luôn tốt hơn đồ nội. Trong khi ở nước ngoài, trước khi mua một sản phẩm người tiêu dùng luôn nghiên cứu rất kỹ qui mô và năng lực sản xuất của đối tác, chuyện tham quan nhà máy để “trăm nghe không bằng một thấy và trăm thấy không bằng một sờ“ luôn là cơ sở để có lòng tin.

Mặt khác, khi ta mua sản phẩm nước ngoài, bên môi giới (buôn bán nước bọt) luôn ca tụng quá mức để kiếm lời, không biết thực hư sản phẩm thế nào? Thậm chí cũng chưa một lần xuất ngoại, cũng chưa một lần được đối tác mời qua để thăm quan nhà máy, nhưng do học thuộc lòng như “con vẹt“ các thông số để đi bán hàng, miễn mình có hoa hồng là được, như đi bán hàng đa cấp “1 vốn 48 lời“ vậy. Khách hàng và các nhà đầu tư còn mua phải hàng dởm, hàng nhái nhưng vẫn phải trả tiền hàng thật. Thích giấy chứng nhận gì là bên nước ngoài có giấy chứng nhận “xịn“ cho liền chỉ có sản phẩm là dởm.

Ngay như Tập đoàn Kính Saint Gobain của Pháp sau bao nhiêu năm có nhà máy làm ăn ở Trung Quốc, mà đến Tháng 10. 2014 đã phải tuyên bố đóng cửa vĩnh viễn nhà máy ở Trung Quốc vì nạn hàng rởm, hàng nhái hoành hành mang thương hiệu Saint Gobain. Như vậy thử hỏi bao nhiêu công trình trước thời điểm đóng cửa đó ở Việt Nam mua phải hàng rởm mang thương hiệu Saint Gobain của tập đoàn Pháp? Đã đến lúc phải có hồi chuông cảnh báo sự làm ăn chộp giật, gian lận, nếu muốn Việt Nam là đối tác thương mại đáng tin cậy của thế giới. Luật bảo vệ người tiêu dùng đang ở đâu?

Với vẻ trong suốt, mướt mát của mình, kính cường lực  còn được ví như cô gái độ xuân thì xinh tươi

Với vẻ trong suốt, mướt mát của mình, kính cường lực  còn được ví như cô gái độ xuân thì xinh tươi

Qua bài viết này, chúng tôi muốn nêu một ví dụ cụ thể: Nhà đầu tư (NĐT) trong nước phải mua sản phẩm kính thành phẩm của Viracon sản xuất ở Mỹ với giá khoảng 150 – 300 USD/m2. Vậy, giá “cắt cổ“ như thế là do những chi phí nào phát sinh? Thứ nhất phần nhiều do các KTS người Mỹ đã đưa môt specs và chỉ định phải mua của Viracon, như vậy là NĐT đã bị cài hoặc do NĐT sính hàng ngoại, thứ hai do sản xuất ở nước Mỹ thì tiền công lao động gấp ít nhất 10 lần ở Việt Nam, thứ ba tiền chuyên chở nguyên liệu từ nhà sản xuất tới Viracon để sản xuất thành phẩm (có thể Viracon đặt hàng sản xuất và nhập khẩu nguyên liêu từ Châu Âu hoặc ở bang khác ở Mỹ) và tiền vận chuyển thành phẩm từ Mỹ về Việt Nam quá cao. Như vậy, rõ ràng NĐT ở Việt Nam đã trả tiền lương và tiền vận chuyển cho nước Mỹ xa xôi chứ thực chất chất lượng sản phẩm cũng không tốt hơn.

Ngoài ra, khi NĐT mua hàng nhập khẩu phải thanh toán trước (TT) 100% tiền mua, không được bảo hành, nếu một tấm kính bị vỡ phải chờ 6-7 tuần mới có tấm kính thay thế và trả với giá đã đắt nay còn đắt hơn. Nhưng biết vậy, sao NĐT vẫn mua? Bởi họ bị cài bởi KTS ngoại, hoặc bởi quá tin vào vào các nhà “tư vấn bằng nước bọt“ để hưởng hoa hồng hoặc bởi họ quá sính đồ ngoại!

Một ví dụ tiếp: Khi nhập khẩu nguyên vật liệu từ Trung Quốc nhà đầu tư chịu mức thuế nhập khẩu 35% trong khi nhập thành phẩm chỉ chịu mức thuế 5% vậy thử hỏi đây có phải là cơ hội cho buôn lậu không? Nếu kính cứ được cắt thành các kích thước thành phẩm nhưng không qua gia công và vẫn được báo là “Thành phẩm“ để trốn thuế (có thể chủ yếu là các doanh nghiệp có người nước ngoài làm chủ hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam cấu kết với các đối tượng ở nước ngoài?), tại sao việc buôn lậu này vẫn lọt qua hàng rào thuế quan của Hải quan Việt Nam? Quan trọng hơn nữa, đây là một cơ chế bóp chết các nhà gia công đủ năng lực sản xuất trong nước.

Kể cả nhà sản xuất kính nguyên liệu (float glass) trong nước? Có thể nhà làm luật vào thời điểm đó đưa ra mức thuế này là kịp thời và hợp lý, nhưng qua bao nhiêu năm qui định này đã lạc hậu nhưng vẫn được áp dụng làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp trong nước.

 kính cường lực màu bột sứ

Một góc nhìn lung linh của kính cường lực

Nền kinh tế Việt Nam đang thay da đổi thịt hàng ngày để cùng bắt nhịp với các nền kính tế khu vực và thế giới thì các quy đinh, nghị định, thông tư thậm chí là luật cũng phải sửa đổi để theo kịp nền kinh tế. Hơn nữa các bộ ngành liên quan phải kịp thời sửa đổi các quy định để tránh thất thu thuế của nhà nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển với phương châm: “Người Việt dùng hàng Việt“. Ngoài ra tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam đủ sức hội nhập và cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài khi Hiệp định thương mại Châu Á Thái bình dương (TPP) được thông qua.

Từ những năm đầu của thế kỷ 21 việc sử dụng kính trong ngành xây dựng ngày càng tăng, nhất là khi kính thông thường (Float Glass) được sản xuất ở Việt Nam (Made in Vietnam) cùng với mạng Internet và sự giao bang với tất cả các nước phát triển, người Việt đã và đang vượt và bỏ qua các khái niệm “xưa“ về kính để đón nhận những giá trị cao cấp của kính và hơn nữa cũng may mắn là người tiêu dùng Viêt Nam luôn luôn hướng tới cái tốt, cái đẹp nên rất nhanh chóng theo kịp xu hướng phát triển của thế giới, sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để xứng “đồng tiền bát gạo“ cho sản phẩm tốt.

Do nhu cầu đòi hỏi về chất lượng sống ngày càng cao cùng với sự biến đổi khí hậu phức tạp khó lường bắt buộc kính xây dựng cũng phải được nghiên cứu phát triển để đáp ứng kịp thời. Trong xây dựng, nhất là các công trình trọng điểm cao cấp và các toà nhà cao tầng do phải đảm bảo an toàn tính mạng con người, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, khí thải CO2, chống bão lớn, chống động đất và tạo môi trường xanh bắt buộc phải dùng kính cường lực, kính dán an toàn hai hoặc nhiều lớp (được tạo bởi các tấm kính float glass hoặc kính cường lực) hay kính hộp (các tấm để tạo nên kính hộp cũng phải là kính cường lực hoặc dán an toàn tạo nên).

Để cao cấp hơn và để có nhiều tính năng tiện ích hơn các nhà khoa học đã nghiên cứu ra các lớp phủ lên bề mặt của kính (phản quang, low e phủ cứng, phủ mềm...) với mục đích cách âm, cách nhiệt, ngăn cách các loại tia như tia cực tím, tia hồng ngoại, tử ngoại và các loại sóng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Cứ hai năm một lần khoảng 500 đến 1000 nhà khoa học, giáo sư, tiến sỹ chuyên ngành khắp thế giới lại hội tụ tới thành phố Tampere ở Phần Lan (Bắc Âu) mang theo chừng 700 đến 1000 đề tài nghiên cứu khoa học về phát triển ngành kính để hội thảo trong 3 ngày liên tiếp và họ coi đây như ngày hội truyền thống của ngành.

Trước đây ở Việt Nam, các dòng kính cao cấp này đều phải nhập khẩu 100% thành phẩm ở nước ngoài với giá rất cao do ở Viêt Nam chưa có một nhà máy nào có các dây chuyền công nghệ tiên tiến để có thể gia công sản xuất được các loại kính xây dựng cao cấp này. Năm 2014 Công ty SADO GROUP đã làm thay đổi hẳn tư duy của người Việt về dòng sản phẩm cao cấp khi đầu tư hai nhà máy công nghệ cao về Kính và Nhôm kính từ CHLB Đức. Quy mô nhà máy với 14 héc ta tại xã Tam Phước,

Biên Hoà, Đồng Nai. Với 25.000m2 nhà xưởng trong đợt đầu tư giai đoạn thứ nhất, SADO GROUP đã có thể đáp ứng một phần không nhỏ sản phẩm kính và nhôm kính cao cấp - Công nghệ Đức cho ngôi nhà Việt - Giải pháp tổng thể nhôm kính và với phương châm: “Đỉnh cao công nghệ, nâng tầm cuộc sống“ cùng với khát vọng đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc xây dựng quê hương đất nước, tham gia giảm thiểu nhập siêu bằng ngoại tệ mạnh để bình ổn cán cân thương mại tránh nhập siêu quá lớn, đặc biệt là từ Trung Quốc.

Hiện nay, các KTS và các NĐT Việt Nam đang rất quan tâm đến các dòng sản phẩm kính cao cấp và các mặt dựng kính đời mới, vậy câu hỏi đặt ra là phải làm thế nào và cần các yếu tố nào để tạo ra được kính cao cấp? Trong khuôn khổ bài viết này xin được giải đáp như sau:

1. Phải có nguồn nguyên liệu kính cao cấp (kính phản quang, kính low e..), trên thế giới chỉ có những tâp đoàn đa quốc gia như Saint Gobain Pháp, Interpane Đức, AGC Nhật, NSG Nhật, Pilkington Anh, Gardine Mỹ (lưu ý: AGC và Pilkington đã thuộc về Tập đoàn NSG Nhật Bản) mới có thể cung cấp được.

Kính thông thường (float glass) VIFG ở Việt Nam được các nhà gia công đánh gía là tốt nhất hiện nay. VIFG được nhận ba giải thưởng về hàng chất lượng cao do các tổ chức quốc tế trao tặng ở Pháp, Thuỷ sỹ và Ý trong năm 2014 và 2015.

2. Các nguyên vật liệu phụ như Silicon; Spacer; Film PVB... từ các nhà cung cấp Trosifol Nhật, Sekisui Nhật, Dupont Mỹ, Solutia Mỹ, Down Corning Mỹ, Kömmerling Đức...

3. Các dây chuyền thiết bị máy móc cao cấp và có giấy xác nhận đủ tiêu chuẩn của các tập đoàn nêu ở điểm 1và 2.

4. Độ ngũ cán bộ kỹ thuật được các tập đoàn cung cấp thiết bị máy móc và các tập đoàn cung cấp nguyên vật liệu đào tạo. Thiết bị máy móc phải liên tục được bảo trì bảo dưỡng theo qui định và đúng chu kỳ. Nguyên vật liệu và các vật liệu phụ phải là hàng còn thời gian sử dụng, phải bảo quản đúng qui trình và đúng nhiệt độ.

5. Qui trình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm phải theo một qui chuẩn (ví dụ như ISO 9001..).

Từ đầu năm 2014 nền kinh tế Việt Nam đang ấm dần sau thời gian dài suy thoái do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, do đó nhu cầu xây dựng đã quay trở lại nhiều khu vực vùng miền như những đại công trường, những toà nhà cao tầng đang mọc lên, đây là cơ hội cho ngành kính Việt Nam tiếp tục phát triển và đây cũng là cơ hội hơn bao giờ hết ngành kính Việt Nam phải phát triển có chiều sâu cả chất lẫn lượng để hoà nhịp cùng ngành xây dựng nói chung cho cuộc sống xanh, nâng cao chất lượng sống của người Việt và vì một Việt Nam phồn vinh.

Theo vieglass

TAGS :

Tin tức liên quan