BLOG

THỊ TRƯỜNG KÍNH XÂY DỰNG- SÂN CHƠI VÀ LUẬT CHƠI

22/01/2017

-

Adler Group

-

0 Bình luận

Nếu coi cuộc cạnh tranh trên thị trường kính là một sân chơi thì luật chơi đang bị phá vỡ bởi những chiêu thức gian lận thương mại. Bên cạnh việc kê khai số lượng ít hơn so với thực tế, kê sai chủng loại để giảm thuế suất, một số DN nhập khẩu còn kê khai giá trị tính thuế thấp hơn giá trị thực của sản phẩm tới 50 - 70%.

Thị trường kính xây dựng- sân chơi và luật chơi:

Đại diện Hiệp hội Kính và Thủy tinh Việt Nam cho rằng: “Công nghệ sản xuất tương đương nhau, thậm chí nhiều nhà máy của ta có công nghệ tiên tiến hơn hẳn; nếu cộng thêm cả chi phí vận chuyển và tính đúng, tính đủ thuế suất áp cho các chủng loại hàng hoá thì dù giá nhiên liệu thấp hơn, chắc chắn giá bán của họ tại Việt Nam cũng không thể đánh tụt quá thấp”.

THỊ TRƯỜNG KÍNH XÂY DỰNG- SÂN CHƠI VÀ LUẬT CHƠI

Kính xây dựng hiện nay đang là băn khoăn lớn của những nhà đầu tư

Rất nhiều doanh nhân ngành kính trong nước cũng bức xúc, sẽ là vô lý khi cùng một chủng loại kính như nhau, yếu tố kỹ thuật tương đồng mà cứ mỗi m2 kính QTC nhập khẩu có thể thấp hơn kính Việt Nam từ 10 - 15 nghìn đồng. Và nếu “chẻ” thật kỹ các yếu tố đầu vào để so sánh sẽ thấy phía sau sân chơi này còn tồn tại quá nhiều điều thiếu sòng phẳng. Về lâu dài, hậu quả còn nặng nề gấp nhiều lần nếu sự kiểm soát giá kính nhập khẩu còn tiếp tục lỏng lẻo như hiện nay. Nó sẽ gián tiếp đẩy ngành công nghiệp kính sau nhiều năm nỗ lực không mệt mỏi cho việc tham gia bình ổn giá kính trên thị trường nội địa tiến tới chỗ đổ vỡ, thậm chí dễ… phá sản. 

Tự “trói” bằng những sức ép không đáng có 

Theo Hiệp hội Kính và thuỷ tinh Việt Nam (Vieglass), hiện nay lượng kính tồn kho đang ở mức báo động: Trên 30 triệu m2 QTC. Năm 2005 -2006, được coi là mùa xây dựng khắc nghiệt nhất trong những năm gần đây, tổng công suất ngành kính còn kém xa hiện nay, thì lượng tồn kho cũng chỉ xấp xỉ 20 triệu m2. Nay năng lực sản xuất toàn ngành đã lên đến 100 triệu m2 QTC/năm (cao hơn mùa xây dựng 2005 - 2006 tới hơn 30 triệu m2), cộng thêm sức ép từ cuộc khủng hoảng kinh tế, sức ép từ nguồn kính nhập khẩu, nhập lậu khiến bài toán đầu ra trở thành gánh nặng quá sức với toàn thể cộng đồng các nhà sản xuất kính. 

 

Đường cong mềm mại của kính xây dựng trong kiến trúc

Đường cong mềm mại của Kính xây dựng trong kiến trúc

Một trong những nguyên nhân chủ chốt được chỉ ra là giá dầu FO - nhiên liệu chính chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản xuất kính - ở Việt Nam đang ở mức cao hơn rất nhiều so với thế giới và các nước trong khu vực. Khi giá dầu thế giới lên đến 140 USD/thùng thì các nhà máy phải mua dầu FO với mức 13 nghìn đồng/kg thay vì 6.500 đồng như trước, nhưng so với bên ngoài lại là tăng 236%. Nhưng càng vô lý và thiệt thòi cho DN kính ở chỗ, khi giá dầu thế giới và khu vực giảm xuống 61 - 64 USD/thùng, giá dầu FO giảm xuống 50% nhưng giá dầu FO tại Việt Nam vẫn ở mức 11.900 đồng/kg, nghĩa là cao gấp 2 lần giá dầu so với bên ngoài. 

Nếu cộng thêm yếu tố thuế nhập khẩu kính ở mức thấp (5%) và lợi thế về giá dầu cho các bạn hàng nước ngoài, vô hình trung cán cân cạnh tranh nghiêng về phía đối thủ được thiết lập. Ông Đặng Hoàng Tùng - Giám đốc Cty ViFG thẳng thắn: “Đừng mơ chuyện xuất khẩu khi giá dầu cao như thế này, bởi cạnh tranh được hợp đồng thì cũng lỗ ngay tức thì”.  

Các DN kính cán còn lo lắng hơn bởi công nghệ cũ khiến giá dầu chiếm tới hơn 50% giá thành, nên có thể nói đây là thời điểm mở cửa tử đối với các DN từ lâu phải đánh vật với công nghệ cũ. Với đặc thù của sản xuất kính là không thể giảm sản lượng (cứ khởi động lò là chạy và cố định mọi thông số) nên bắt đầu có những DN chấp nhận dừng lò để tập trung tiêu thụ, trong đó có cả những thương hiệu tốt. Ông Phạm Trung Kiên - Giám đốc Cty Kính Kỳ Anh cho biết, tháng tới Kỳ Anh sẽ dừng chạy một nhà máy. Còn ông Nguyễn Cảnh Hồng - TGĐ Euro Window - một đại gia về tiêu thụ sản phẩm kính cao cấp, cũng thừa nhận, doanh thu năm nay sẽ bị ảnh hưởng nặng của cuộc khủng hoảng cũng như sự bát nháo trên thị trường kính. 

Ba điều ước - hay một “điểm tựa” dành cho DN 

Trong bối cảnh nhạy cảm như hiện nay, nếu giá dầu không điều chỉnh giảm cân bằng với giá dầu thế giới và khu vực; nếu nguồn kính nhập khẩu tiếp tục không được kiểm soát về chất lượng, sức mua; và thuế suất vẫn duy trì ở mức 5% như hiện nay, chắc chắn sẽ liên tiếp có nhiều DN kính phải dừng lò, thậm chí phải đối diện nguy cơ phá sản. Mới đây, Vieglass đã có công văn kiến nghị chính thức tới Thủ tướng về 3 vấn đề nêu trên. Tuy nhiên, nói như một lão làng ngành kính, các DN chỉ dám mơ ít nhất là điều chỉnh giá dầu hợp lý. Đây chính là vấn đề trọng tâm cần tập trung xử lý dứt điểm, bởi ngay cả những DN có bề dày “chinh chiến” nhất, nếu bây giờ nhà nước “cứu” giá dầu thì cũng phải tới tháng 1 - tháng 2/2009 may ra mới xử lý cơ bản hàng tồn kho, còn chậm hơn nữa thì khó khăn vẫn tiếp tục kéo dài - “Và khi ấy, rất có thể chúng tôi đã bị phá sản!”.

Không dám mơ “ba điều ước”, nhưng DN ngành kính đang thực sự mong mỏi một “điểm tựa” trong tầm tay điều hành của Chính phủ - một “điểm tựa” mà có thể, nhờ đó, một ngành công nghiệp đang lao đao có cơ hội đứng dậy phát triển trong gian khó.

Theo: Baoxaydung

TAGS :

Bản lề sàn cửa kính cửa kính cường lực cửa kính thủy lực cửa thủy lực kính xây dựng kẹp kính nhôm kính phụ kiện kính thị trường kính

Tin tức liên quan