BLOG

NHỮNG KIỂU ĐỒNG NGHIỆP KHÓ CHỊU NƠI CÔNG SỞ

29/12/2016

-

Adler Group

-

0 Bình luận

Trong công việc luôn luôn phải có sự tương tác giữa các đồng nghiệp với nhau. Những người cùng hòa nhã thường rất dễ cộng tác, nhưng không thể tránh khỏi một số đồng nghiệp xấu tính, khó gần. Chẳng có cách nào để làm họ biến mất, vậy làm sao để tránh những va chạm không đáng có với những đồng nghiệp như vậy?

Những kiểu đồng nghiệp khó chịu nơi công sở
1. Với những người hay nịnh bợ

Ai cũng muốn ghi điểm với sếp, được sếp chú ý và ghi nhận thành quả làm việc, đó là điều đương nhiên. Nhưng một số người làm việc thì chẳng đến đâu, chỉ ra sức dùng những lời ngon ngọt, đi theo sếp để nịnh nọt và tâng bốc lên tất mây xanh như kiểu:sếp chưa ngồi đã kéo sẵn ghế, chưa nóng đã ra sức quạt và lau mồ hôi, sếp nói 1 thì khen 10, sếp nói kiểu gì cũng thành đúng hết… Đừng so sánh mình với những người như vậy, hãy tập trung vào công việc của mình, làm thật tốt và công sức của bạn sẽ được ghi nhận.

2. Những kẻ kéo bè, kéo phái để rèm pha mọi người.

Văn phòng nào cũng có những kẻ như vậy, họ tụ tập thành 1 nhóm 2,3 người hoặc có thể hơn, không thích hòa nhập cùng với người khác. Họ sành điệu hoặc khép kín, nhìn người khác như thể không cùng đẳng cấp, sau đó họ túm tụm lại và dò xét người này, nói xấu người kia, gây mất đoàn kết nội bộ. Nếu bạn có xấu số được làm việc cùng với nhóm người như vậy, bạn chỉ nên giữ tinh thần đồng nghiệp nhất định, không nên chia sẻ quá nhiều hoặc cố gắng gần gũi làm gì. Họ chỉ làm cho bạn cảm thấy chán nản hơn mà thôi!  Để dành thời gian đó tìm những người đồng nghiệp tốt, có thể làm bạn và cùng giúp đỡ nhau trong công việc.

3. Đội quân lười biếng

Với những đồng nghiệp làm việc thiếu ý thức thật sự ảnh hưởng rất lớn tới công việc chung. Đã được giao công việc cụ thể của từng người nhưng chẳng bao giờ họ hoàn thành đúng thời hạn. Bạn thì làm việc chăm chỉ còn họ chỉ lợi dụng thời gian của công ty để làm việc cá nhân. Bất công như vậy thì làm thế nào?

Đừng bao giờ cố làm thay cả công việc của họ để hoàn thành nhiệm vụ chung. Hãy lịch sự và nhẹ nhàng nói cho họ biết nếu họ cứ tiếp tục như vậy thì bạn sẽ phải báo cáo việc này với sếp, và người bị kỷ luật sẽ là họ chứ không phải là bạn.

4. Những “COCC”

Công ty nào cũng có những trường hợp như vậy, họ là con ông sếp tổng hoặc cháu ông sếp phó, chưa kể người nhà của giám đốc hoặc bạn bè giám đốc nhờ giúp đỡ. Họ có những ô dù lớn trong công ty nên họ tự coi là người khác biệt. Những người này thích thì làm, không thích thì nghỉ, họ chẳng bao giờ có tâm lý sợ bị đuổi việc nên rất thoải mái coi công ty như ở nhà.

Nếu tại nơi làm việc của bạn mà có những trường hợp như vậy, thì thật sự bạn nên lấy làm buồn. Chẳng còn cách nào khác là cứ coi như họ vô hình, tập trung vào công việc của mình và tìm niềm vui cùng những đồng nghiệp khác.

Hãy nhớ đừng bao giờ than phiền, hay dèm pha gì họ, vì có khi chính bạn vào một ngày đẹp trời nào đó lại bị cho thôi việc vì một lý do chẳng biết đấy là đâu.

TAGS :

Tin tức liên quan