BLOG

NHÔM KÍNH – “NGHỀ CỦA NGƯỜI BẮC” Ở SÀI THÀNH

27/02/2018

-

Adler Group

-

0 Bình luận

Hoạt động trong lĩnh vực phân phối phụ kiện kính, bên cạnh việc đem đến cho khách hàng những dòng sản phẩm chất lượng, Bản lề sàn Adler luôn mong muốn mang lại một dịch vụ chăm sóc chu đáo, hoàn thiện nhất tới khách hàng. Để làm được điều đó, Adler nhận thấy: “Cần nắm bắt được tâm lý, thấu hiểu được những khó khăn, vất vả của nghề nhôm kính từ đó mới xây dựng và có được những chính sách chăm sóc phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng của mình”.

Trong quá trình hoạt động và tìm hiểu về nghề nhôm kính, chúng tôi bắt gặp một bài viết rất thú vị, nó đặt ra cho chúng ta một câu hỏi: “Tại sao người Sài Gòn lại gọi nghề nhôm kính là nghề của người Bắc”, hãy cùng Adler tìm hiểu qua câu chuyện dưới đây nhé!

“Nghề của người Bắc” ở Sài Thành

Ở Sài Gòn, nếu bạn đi hỏi 10 tiệm nhôm kính thì chắc chắn bạn sẽ thấy có đến 9/10 tiệm là của người Bắc. Dân Sài Gòn vẫn gọi những người từ Huế trở ra là dân Bắc Kỳ. Và ở Sài Gòn, nghề làm nhôm kính được gọi là “Nghề của người Bắc”.

Bản tính của người miền Bắc và miền Trung vẫn được nói là hay làm, chịu khó, và cần mẫn. Nghề nhôm kính là nghề khá vất vả và thậm chí có những nguy hiểm rất lớn nếu như không cẩn thận. Sở dĩ người Sài Gòn hay người miền Tây ít làm nghề nhôm kính bởi một lẽ, dân Sài Gòn chính gốc không còn nhiều, họ chủ yếu chuyển sang định cư, sinh sống ở nước ngoài. Số còn lại hầu như có cuộc sống dư giả, họ không cần phải làm thêm nghề. Còn người miền Tây chủ yếu lại “khoái” những công việc liên quan đến sông nước hơn như nghề nuôi trồng thủy sản, nuôi cá cảnh hoặc chơi cây kiểng. Vì vậy, ở Sài Gòn cứ 100 cơ sở làm nhôm kính thì có đến hơn nửa là của người miền Trung (Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị), số còn lại là của người Nam Định, Ninh Bình hoặc Thái Bình v.v… Sở dĩ người Bắc “bén duyên” với nghề nhôm kính nhiều như vậy bởi vì người miền Bắc và miền Trung vào Sài Gòn lập nghiệp rất nhiều. Trong đó, chỉ một số ít có bằng cấp nên đã xin làm việc trong các công ty, cơ quan nhà nước. Phần nhiều còn lại là thanh niên, những người nông dân vì ở quê kiếm sống không đủ ăn nên phải di cư vào Sài Gòn để làm thêm. Con gái, phụ nữ chủ yếu xin vào làm công nhân trong các khu công nghiệp. Còn thanh niên trai tráng và đàn ông xin đi làm nghề, chủ yếu là thợ xây và không ít họ chọn nghề nhôm kính. Bởi đặc thù của các tiệm làm nhôm kính là sẽ thuê thợ vừa có lương cố định, vừa bao ăn ở dù là thợ chính hay thợ phụ. Lương học việc của người làm nghề nhôm kính là từ 1,5 – 2 triệu, thợ chính là 3- 4 triệu kèm theo cả ăn ở chủ lo. “Đã đi làm thuê thì nghề gì cũng làm, nhưng làm nghề nhôm kính có lương cố định, lại không mất tiền ăn, tiền thuê nhà trọ nên tôi chọn làm thợ nhôm kính”, nhiều thanh niên khi được hỏi đã cùng chia sẻ như vậy.

Nhôm kính

Đúng vậy đấy! Ở Sài Gòn mà tiết kiệm được tiền thuê trọ và tiền ăn hàng tháng thì những người xa quê đi kiếm sống may ra còn có thể dư giả, tích góp để phụ giúp cho gia đình ở quê nhà. Nhưng nếu chỉ có thợ làm nhôm kính không có ông chủ là người Bắc làm “chủ sĩ” nghề này thì không thể nói nghề nhôm kính là “nghề của người Bắc” được. Đa số những ông chủ của các cơ sở làm nhôm kính ngày nay đều xuất phát là thợ học việc nhôm kính, rồi từ thợ phụ lên thợ chính và những ai giỏi sẽ được lên làm quản lý, phụ trách sổ sách, giao dịch với khách hàng, dần dần học hỏi thêm kinh nghiệm kinh doanh để nếu khi có vốn có thể tách ra độc lập kinh doanh. Theo những người trong nghề cho biết, làm thợ nhôm kính 3-5 năm có thể tách ra tìm vốn mở xưởng làm riêng bởi vì Sài Gòn nhu cầu làm nhôm kính rất lớn, khả năng thu hồi vốn và sinh lãi khá nhanh. Ở miền Bắc hay miền Trung còn nhiều gỗ để có thể làm nhà cửa nhưng ở Sài Gòn, gỗ rất hiếm. Hầu hết các công trình nhà cửa, cửa hàng, khách sạn, siêu thị…đều sử dụng một lượng lớn nhôm, kính đặc biệt là loại kính cường lực có tác dụng như nhà gạch, đập không vỡ. Chủ các cơ sở làm nhôm kính cho hay, mỗi ngày chỉ cần cắt được một tấm kính là cũng đủ tiền để cho vợ đi chợ. Còn thông thường, nếu nhận được công trình làm nhôm kính cho các dự án lớn, lãi bao giờ cũng gấp đôi, có khi gấp ba, gấp bốn lần. Do vậy, mà bây giờ rất nhiều người Bắc vào Nam có của ăn của để, tậu được nhà lầu, xe hơi là nhờ làm nghề nhôm kính. Ở quận 2 của Sài Gòn, còn có hẳn một làng nghề chủ yếu chỉ làm nghề nhôm kính là người Thái Bình. Trong làng này, có những gia đình từ cha, chú, cháu, anh, em đều mở cở sở làm nhôm kính và đều giàu lên từ nó. Dân làm nghề nhôm kính vẫn thường nói vui với nhau rằng không biết ai đã khai sinh ra cái nghề này, nếu mà biết được sẽ tôn người đó làm “Ông tổ của nghề” và sẽ hậu tạ “Ông tổ” hậu hĩnh bởi nhờ có nghề làm nhôm kính mà trăm ngươi không bị thất nghiêp, nhiều người trong số họ có thể tồn tại vững vàng ở đất Sài Gòn hoa lệ.
- Sưu tầm (Nguồn: Việt Báo)

TAGS :

bản lề sàn adler bản lề thủy lực phụ kiện cửa kính phụ kiện cửa kính thủy lực phụ kiện kính

Tin tức liên quan