NGUYÊN NHÂN GÂY NỔ, VỠ KÍNH CƯỜNG LỰC, BẠN ĐÃ BIẾT?
29/12/2016
-Adler Group
-0 Bình luận
Adlergroup- Kính cường lực là lựa chọn tinh tế trong thiết kế nội thất, góp phần tô điểm không gian, tạo sự thân thiện với môi trường. Đây cũng là vật liệu giúp căn phòng thêm hiện đại và tràn đầy sức sống. Sự linh hoạt của kính cường lực khiến nó trở nên “hot” trong vài năm trở lại đây và được mọi người tin tưởng, sử dụng trong kiến trúc xây dựng.
- Với nhiều tính năng ưu việt như: chịu được rung trấn, sức gió lớn và va đập mạnh; Khả năng bị trầy xước thấp, độ an toàn cao, sức chịu nén bề mặt lớn, Kính cường lực nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và làm mưa làm gió tại các công trình.
- Tuy nhiên, ngoài những tính năng nổi trội đó, kính cường lực còn một hạn chế là nguy cơ nổ vỡ.
Mảnh vỡ Kính cường lực
Do đâu mà Kính cường lực bị vỡ? Có 2 nguyên nhân chính như sau:
1. Do vỡ tự nhiên:
Nếu toàn bộ tấm kính vỡ vụn thành từng mảnh nhỏ thì sẽ không dễ quan sát Niken sulfua
Kính cường lực được sản xuất theo phương pháp gia cường dao động ngang trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, trong thành phần của kính có tồn tại tạp chất Nicken sulfua, tạp chất này rất nhỏ nên không thể loại bỏ được hết. Đây là một loại hạt kim loại nhỏ trong kính đã tăng lên theo thời gian. Nếu tạp chất này chiếm khoảng 60% trong tấm kính thì được xem như là “lớp ứng suất”, sự gia tăng của tạp chất Niken sulfua này sẽ phá vỡ sự cân bằng giữa ứng suất/ độ nén và làm vỡ tấm kính. Hiện tượng vỡ tự nhiên này xảy ra là do các tạp chất Niken sulfua.
Nếu toàn bộ tấm kính vỡ vụn thành từng mảnh nhỏ thì sẽ không dễ quan sát Niken sulfua. Nhưng nếu những mảnh vỡ này vẫn còn dính nhau thì chúng ta có thể quan sát hình ảnh toàn bộ tấm kính vỡ.
- Trong quá trình sản xuất kính nổi thông thường, kính chịu lực được làm nguội từ từ, nên các phân tử của Nis có đủ thời gian để đạt đến cấu trúc bền vững của chúng và sự thay đổi về thể tích của hạt Nis không gây ra vấn đề gì nguy hại cho kính, do đang trong tiến trình làm mát dần dần khi thủy tinh chưa đang đông cứng hẳn, vì vậy không xảy ra hiện tượng kính tự vỡ.
- Nhưng trong quá trình đang tôi Kính cường lực, dưới nhiệt độ cao sẽ làm cấu trúc và thể tích của hạt Nis còn xót lại trong kính thay đổi. Quá trình làm mát nhanh đã không đủ thời gian cần thiết cho hạt Nis đạt đến cấu trúc bền vững ở mức nhiệt độ thấp trước khi thủy tinh trở nên đông cứng. Do đó, các phần tử của hạt Nis tiếp tục biến đổi ở các mức nhiệt độ khác nhau bên trong tấm kính và sự tăng giảm về thể tích hạt Nis là hiện tượng gây ra kính nổ vỡ tự nhiên.
2.Do va đập:
Nếu làm nứt một góc kính do va chạm hay khi di chuyển sẽ khiến vết nứt đó lan ra khắp tấm kính và gây vỡ Kính cường lực vớ tốc độ nhanh chóng
Vận chuyển hoặc va chạm mạnh cũng là nguyên nhân vỡ kính
Vậy giải pháp cho hiện tượng này là gì?
- Khi sử dụng kính cường lực mà thấy có hiện tượng bị vỡ tự nhiên nên dùng băng keo trong hoặc màng bảo vệ khoảng 8cm x 8 cm dán xung quanh tâm điểm vỡ rồi chụp ảnh để có thể tiến hành đòi bồi thường.
- Nếu công trình của bạn thực sự cần sử dụng kính cường lực thì hãy chọn sản phẩm kính cường lực an toàn của hãng uy tín.
- Nếu kính cường lực không thực sự cần thiết cho dự án của bạn , hãy thay thế bằng kính bán cường lực ( theo tiêu chuẩn EN1863). Trường hợp này sẽ không còn hiện tượng kính vỡ tự nhiên.
- Ngâm nhiệt là quá trình thứ hai sau khi kính đã cường lực, các giai đoạn : Làm nóng, giữ nhiệt, làm mát trong thời gian dài hơn tạo điều kiện thúc đẩy quá trình chuyển đổi các phần tử Nis. Các tấm kính có chứa hạt Nis sẽ bị cưỡng bức vỡ trong quá trình này.
- Tránh những va chạm không đáng có khi sử dụng: Khi vận chuyển kính cường lực cần phải bọc khung viền cẩn thận, các lớp kính với nhau nên dùng miếng lót êm để tránh việc làm nứt góc kính và vết nứt đó lan ra gây vỡ cửa kính.
Công ty Cổ Phần EKF Việt Nam
Địa chỉ: LK69, KĐT Bắc Hà, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, HN.
Website: http://adlergroup.vn