BLOG

NGÀNH KÍNH XÂY DỰNG VIỆT NAM: TRƯỞNG THÀNH NHƯNG KHÓ LỚN

29/12/2016

-

Adler Group

-

0 Bình luận

Từ đầu những năm 90 đến nay, ngành kính xây dựng Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ trung bình từ 10 – 15%/năm và trình độ công nghệ cũng không hề thua kém so với thế giới.

Ngành kính xây dựng Việt Nam đang như thế nào?

NGÀNH KÍNH XÂY DỰNG VIỆT NAM: TRƯỞNG THÀNH NHƯNG KHÓ LỚN

Kính xây dựng là sản phẩm vật liệu xây dựng có nhiều tính năng ưu việt

Công Thương - Dầu "nổi" kính sẽ "chìm"

Không những thế, các Doanh nghiệp cũng có nhiều nỗ lực tiết giảm tối đa chi phí sản suất, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng hầu hết các tiêu chuẩn trong và ngoài nước. Đến hết năm 2008, Việt Nam có 8 nhà máy kính đang hoạt động với tống công suất trên 107 triệu m2. Theo kế hoạch, đến 2010, khi nhà máy kính Chu Lai đi vào hoạt động, tổng công suất toàn ngành sẽ đạt trên 141 triệu m2. Hiện nay, năng lực sản xuất kính xây dựng trong nước không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu nội địa, mà còn Xuất khẩu 15% sản lượng. Thế nhưng, đến thời điểm này, đã có 2/8 nhà máy phải đóng cửa, các đơn vị còn lại cũng trong tình trạng leo lắt.

Thông tin từ hiệp hội Kính và Thủy tinh Việt Nam (Vieglass) cho thấy, hiện tổng sản lượng kính xây dựng quy chuẩn thành phẩm đang tồn đọng lên tới trên 34 triệu m2, bằng sản lượng trung bình của 3 nhà máy. Điển hình, Công ty Cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu đang tồn kho hơn 2 triệu m2 kính, trị giá gần 50 tỉ đồng. Tại đây, dây chuyền kính kéo ngang công suất 120 tấn/ngày đã ngừng sản xuất từ 5 tháng nay, số công nhân nghỉ việc, chuyển nghề lên tới hơn một nửa tổng số cán bộ, công nhân viên.

Nhiều nguyên nhân được chỉ ra, trong đó ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế thế giới mà hệ quả là thị trường bất động sản đóng băng, tiến độ triển khai các công trình xây dựng chậm dẫn đến tiến độ lưu thông hàng kính giảm được xem là nguyên nhân đầu tiên. Giảm giá dầu FO bằng hoặc không quá cao so với các nước trong khu vực, là điều các Doanh nghiệp ngành kính “mơ” đã lâu, nhưng đến nay họ vẫn cứ phải “ước”, bởi hiện nay, giá dầu FO tại Việt Nam là 7,7 triệu đồng/tấn, trong khi ở Trung Quốc chỉ là 3,6 triệu/tấn và Singapore là 4,2 triệu/ tấn.

Có thể so sánh hai thời điểm giá dầu thế giới cao và thấp (số liệu từ Vieglass) để thấy sự thiệt thòi của DN ngành kính: Khi giá dầu thế giới lên đến 140 USD/thùng thì các nhà máy phải mua dầu FO với mức 13.000 đồng/kg, khi giá dầu thế giới và khu vực giảm xuống 61-64 USD/thùng, giá dầu FO giảm xuống 50%, nhưng giá dầu FO tại Việt Nam vẫn ở mức 11.900 đồng/kg, nghĩa là cao gấp hai lần giá dầu so với bên ngoài. Như thế, trong khi việc điều chỉnh giá dầu tại Việt Nam khó thực thi hoặc ít nhất chưa thể thực thi ngay, thì rõ ràng cán cân cạnh tranh nghiêng về phía đối thủ nước ngoài.

Ngành kính xây dựng Việt Nam đang như thế nào?

Từ đầu những năm 90 đến nay, ngành kính xây dựng Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, gia tăng nhu cầu sử dụng

Từ lỗ hổng lớn về cơ chế …

Khi các Doanh nghiệp kính nội đang loay hoay làm mọi cách để tìm "đầu ra" thì trên thị trường lại ngập tràn kính ngoại đủ chủng loại với giá bán luôn thấp hơn kính sản xuất trong nước. Hiện nay, trung bình mỗi tháng có khoảng 2 triệu m2 kính ngoại được Nhập khẩu chính ngạch về và nhanh chóng được tiêu thụ hết mà không gặp cản trở nào. Cùng với lợi thế về giá dầu thì lý do kính Nhập khẩu "trụ được" còn bởi không ít Doanh nghiệp nhập khẩu đã "làm ảo thuật" với với nhiều "chiêu độc" khiến giá mỗi m2 kính Nhập khẩu luôn thấp hơn kính nội từ 10 - 15 nghìn đồng. 

Từ số liệu tổng hợp Nhập khẩu kính năm 2008 do cơ quan hải quan cung cấp, rễ ràng nhận thấy các sản phẩm ngoại Nhập khẩu và nội xuất khẩu cùng chủng loại, kích cỡ và thời điểm, có sự khác biệt quá lớn về giá. Điển hình, kính trắng xây dựng loại dày 10mm do Trung Quốc sản xuất, giá Nhập khẩu là 3,75 USD/m2, trong khi cũng loại kính này do Doanh nghiệp Việt Nam sản xuất lại được Xuất khẩu với giá 7,0 USD/m2. Xung quanh vấn đề này, các Doanh nghiệp kính trong nước đã nhiều lần ngồi lại với nhau để tính toán kỹ lưỡng và khẳng định:

Nếu cộng đủ chi phí sản xuất, phí vận chuyển và tính đúng, tính đủ thuế suất thuế Nhập khẩu thì dù giá nhiên liệu đầu vào có thấp hơn, chắc chắn giá bán của kính Nhập khẩu tại Việt Nam cũng không thể hạ như thực tại trên thị trường. Từ đó có thể khẳng định, đang tồn tại lỗ hổng lớn trong cơ chế quản lý hoạt động Nhập khẩu mặt hàng kính xây dựng vào Việt Nam.

… đến lỗ hổng “hàng rào kỹ thuật”

Trong khi các nước trên thế giới đều có những quy phạm kỹ thuật và quy định trình tự thủ tục để quản lý và kiểm soát chặt chẽ chất lượng đối với mặt hàng kính xây dựng thì ở nước ta, đối với mặt hàng kính xây dựng mới chỉ có một số bộ tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN). Các bộ tiêu chuẩn này, theo đánh giá của Vieglass, tuy tương đối phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, song vì là tiêu chuẩn, nên chỉ khuyến khích áp dụng chứ không bắt buộc.

Cũng vì nguyên nhân này mà Vieglass đang kiến nghị cơ quan chức năng nhanh chóng nâng các tiêu chuẩn lên thành các quy chuẩn bắt buộc phải áp dụng cho tất cả các mặt hàng kính lưu thông trong nước. Bên cạnh đó, cũng cần có những quy chuẩn về lắp đặt, thi công, đồng thời cũng cần xây dựng và ban hành những quy trình chuẩn về nghiệm thu các sản phẩm kính ở tất cả các công trình xây dựng…

Kính xây dựng là sản phẩm vật liệu xây dựng có nhiều tính năng ưu việt, nhưng với những đặc tính cơ lý của sản phẩm thì đây cũng là mặt hàng có nguy cơ gây mất an toàn cao cho người sử dụng, đặc biệt là khi sản phẩm này được thiết kế, lắp đặt trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

Vì vậy, tại cuộc họp mới đây về mặt hàng kính và thủy tinh dân dụng giữa Bộ Xây dựng với Vieglass, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đã giao nhiệm vụ cho các đơn vị hữu quan thuộc Bộ này khẩn trương xem xét, rà soát, đánh giá sự phù hợp của các tiêu chuẩn Việt Nam với các tiêu chuẩn quốc tế đối với mặt hàng kính xây dựng và căn cứ vào các văn bản pháp quy hiện hành để sớm hoàn thành văn bản trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định, quy chuẩn kỹ thuật và kiến nghị đưa sản phẩm này vào danh mục sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (Danh mục sản phẩm, hàng hóa Nhóm 2).

Về hàng rào bảo về sản xuất trong nước, từ lâu đã được các nước sử dụng như biện pháp phòng ngừa phổ biến và luôn được các hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài sử dụng như một vũ khí hữu hiệu để xác lập vị thế cạnh tranh cân bằng và sòng phẳng. Trên thực tế, các quốc gia trong khu vực đã áp dụng nhiều cách thức linh hoạt để bảo hộ sản xuất trong nước. Ví dụ, khi sản phẩm NK chiếm trên 3% tổng sản lượng tiêu thụ trong nước, họ sẽ áp dụng khoản thu được gọi là “phụ phí” trên mỗi tấn hàng nhập khẩu. Cách làm này hoàn toàn không trái với những quy định trong tự do thương mại của WTO.

Theo: vinacamglass.

TAGS :

bản lề sàn cửa kính cường lực cửa kính thủy lực kính cường lực kính xây dựng phụ kiện kính

Tin tức liên quan