BLOG

HÀNH TRANG VÀO NGHỀ CHO NGƯỜI THỢ CƠ KHÍ

22/12/2016

-

Adler Group

-

0 Bình luận

Adlergroup - Nhằm bắt kịp xu thế của các nước phát triển và hoàn thành công cuộc đổi mới, đất nước ta đang tiến bước phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao, đặc biệt chú trọng nghề cơ khí-chế tạo máy và đào tạo nghề cho người thợ cơ khí.

Bên cạnh đó, ngành xây dựng, trong đó có phụ kiện cửa kính, cũng rất quan tâm đến nguyên vật liệu như Bản lề sàn, tay nắm… Chính vì vậy, những người thợ cơ khí đã trở thành nguồn nhân lực không thể thiếu trong bất kỳ ngành công nghiệp nào.

HÀNH TRANG VÀO NGHỀ CHO NGƯỜI THỢ CƠ KHÍ

người thợ cơ khí ngày càng có vai trò quan trọng trong ngành xây dựng

Vậy thế nào là thợ cơ khí?

Thợ cơ khí là khái niệm rộng. Họ có thể là một công nhân trực tiếp lắp ráp, chế tạo, sửa chữa, thay thế các chi tiết cơ khí hay một kí sư quản lí một quy trình trong hệ thống sản xuất. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, nhiều máy móc và thiết bị hiện đại ra đời đã hỗ trợ rất nhiều cho công việc này. Môi trường làm việc của các anh cũng trở nên an toàn và sạch sẽ, chứ không hoàn toàn lấm lem dầu mỡ như nhiều người nghĩ.

Để gắn bó lâu dài với nghề, trở thành công nhân kỹ thuật giỏi, ngoài việc trau dồi kiến thức, trình độ chuyên môn cao thì họ cũng cần chuẩn bị hành trang nghề nghiệp vững chắc cho bản thân:

1. Người thợ cơ khí cẩn thận, kiên trì:

Trong những đức tính của con người, cẩn thận là một trong những phẩm chất đạo đức quan trọng nhất. Riêng đối với ngành Kỹ thuật cơ khí, đây là yêu cầu không thể thiếu được vì nếu thiếu cẩn thận, cẩu thả, bừa bãi, không ngăn nắp có thể sẽ dẫn tới những sai lầm nghiêm trọng trong quy trình làm việc. Mỗi loại thợ cơ khí sẽ có công việc đặc thù riêng gắn với loại máy móc, thiết bị, phương tiện thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình, nhưng về cơ bản, họ đều phải đáp ứng được độ chính xác cao, đảm bảo mọi sự cố được giải quyết, khắc phục kịp thời.

HÀNH TRANG VÀO NGHỀ CHO NGƯỜI THỢ CƠ KHÍ

Bản lề sàn thẩm thấu titan của Adler được sử dụng trong lắp đặt cửa kính

Để lắp bộ cửa kính, ngoài am hiểu về các thông số cắt khoét, thì phải cẩn thận trong khâu chọn lựa, sử dụng bản lề sàn uy tín, các loại kẹp hay phụ kiện cũng nên đồng bộ.

2. Chăm chỉ, nhiệt tình, hết lòng với công việc:

Bất cứ ở nơi cơ quan, công sở nào, Ban lãnh đạo hay đồng nghiệp cũng đều đánh giá cao nhân viên nhiệt tình và trách nhiệm. Với kỹ thuật hiện đại, quy trình làm việc có thể đỡ vất vả hơn nhưng nếu muốn trở thành một kỹ sư cơ khí giỏi, bạn phải thật sự siêng năng, cần cù và tận tâm với công việc. chẳng người thợ cơ khí nào có thể lành nghề khi lưởi biếng, phải không nhỉ?

HÀNH TRANG VÀO NGHỀ CHO NGƯỜI THỢ CƠ KHÍ

Để có được bộ cửa kính khang trang như thế này, người thợ nên cẩn thận, tận tâm công việc và hỗ trợ nhau trong công việc

3. Đam mê sáng tạo kỹ thuật:

Có yêu nghề bạn mới tiếp thu và phát triển những kiến thức lý thuyết thành những bài học thực tế một cách thành thạo. Còn gì vui hơn khi một người thợ nhôm kính tài năng trở thành kỹ sư giỏi, sáng tạo ra những kỹ thuật điêu luyện, phục vụ tốt hơn cho ngành phụ kiện cửa kính!

HÀNH TRANG VÀO NGHỀ CHO NGƯỜI THỢ CƠ KHÍ

Anh Nguyễn Xuân Sơn làm việc trong phòng kỹ thuật tại mỏ Bạch Hổ

( Nguồn ảnh: http://dangcongsan.vn/khoa-giao/sang-kien-bac-ti-cua-nhung-nguoi-tho-tre-398789.html)

4. Có tinh thần đoàn kết, hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao:

Có thể nói nghề cơ khí là một ngành có khối lượng công việc rất nhiều cùng sự phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết đồng lòng để cùng hoàn thành nhiệm vụ. Bởi kỹ thuật là cả một quá trình và quy trình thực hiện, sơ suất sẽ dẫn đến hỏng việc.

Hi vọng với những chia sẻ trên, các bạn trẻ sẽ rút ra được bài học kinh nghiệm cho mình trên con đường phát triển sự nghiệp, đưa ngành xây dựng Việt Nam lên tầm cao mới.

TAGS :

bản lề sàn cửa kính thủy lực kính cường lực nhôm kính phụ kiện kính thợ cơ khí thợ nhôm kính

Tin tức liên quan