BẠN NÊN LÀM GÌ ĐỂ KÍNH CƯỜNG LỰC KHÔNG BỊ MỐC?
21/01/2017
-Adler Group
-0 Bình luận
Chỉ cần một chút lưu ý nhỏ, cửa kính cường lực có thể đạt tuổi thọ bất ngờ mà vẫn giữ được vẻ sáng bóng ban đầu. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Bản lề sàn Adler để biết bí quyết này bạn nhé!
1. Vì sao kính cường lực bị mốc?
Kính cường lực có độ chịu lực cao gấp 4 - 5 lần so với kính thường cùng độ dày. Tuy được tôi luyện theo phương thức đặc biệt để đạt độ cứng cáp gấp nhiều lần so với kính thường thì vẫn có nhược điểm nhất định. Bề mặt kính dễ dàng bị axit photphoric hay hydroflohydric ăn mòn – vốn là dung dịch dùng để khắc kính. Ngoài ra dung dịch alkali có tính kiềm cũng có thể khiến mặt kính bị hỏng mà nguyên nhân tạo ra lớp alkali này chính là…nước! Do khi có lớp nước trên mặt kính, các phân tử hydro sẽ phản ứng với ion sodium trong thủy tinh, tạo lớp alkali mỏng, nếu không được lau chùi đúng lúc, lớp alkali này sẽ nhanh chóng khiến kính cường lực bị mốc.
Chỉ cần một chút lưu ý nhỏ, cửa kính cường lực có thể đạt tuổi thọ bất ngờ mà vẫn giữ được vẻ sáng bóng ban đầu
2. Nên làm gì khi kính cường lực bị mốc?
Với nhiều người, kính đồng nghĩa với độ bền vì nó khiến người ta liên tưởng đến kính cửa sổ hoặc những vật đã tồn tại hàng thế kỷ trước đây. Vì vậy người ta ngạc nhiên khi biết rằng có rất nhiều tác nhân dễ làm nó bị mốc và hỏng. Cho nên cần chăm sóc lau chùi thường xuyên để giữ gìn vẻ trong suốt của nó.
Muốn kính cường lực bền cần rửa sạch và lau khô. Dung dịch rửa phải phù hợp hàm lượng chất tấy thấp. Điều quan trọng cần nhớ là lau khô kính sau khi rửa bằng khăn sạch. Nên nhớ để kính ướt tức là làm bẩn kính.
Cần chăm sóc lau chùi thường xuyên để giữ gìn vẻ trong suốt của nó
Lau cửa sổ tốt nhất không để ánh mặt trời chiếu trực tiếp vào; Vết dầu và hợp chất dán kính phải được lau sạch bằng dung dịch phù hợp như xylen, toluên hoặc meths trước khi rửa xả. Cần lưu ý rằng chất tẩy dùng được cho sơn hoàn thiện cửa sổ, miếng đệm hoặc sealant của hệ cửa.
Nếu bề mặt bị vết không rõ lắm dùng nước tẩy vết bẩn chuyên dùng. Đó là giẻ ráp và dung dịch có chứa cerium oxit, tuy nhiên vẫn cần phải thử lên một vùng nhỏ trước khi làm sạch để tránh bị xước.
Nếu bề mặt bị bẩn, hỏng nhiều, cần dùng dung dịch đặc biệt như Antiris hoặc Clearshield. Nếu những thứ trên không có tác dụng thì nên thay tấm kính khác.
Bê tông, vữa, hồ mà chót dính vào kính thì cần lau ngay trước khi nó đông cứng lại vì nó rất khó lau sạch mà không làm hỏng kính.
3. Để cửa kính cường lực không bị mốc:
Điều quan trọng cần nhớ là lau khô kính sau khi rửa bằng khăn sạch. Nên nhớ để kính ướt tức là làm bẩn kính
Để tránh trường hợp kính cường lực bị mốc do lâu ngày không được vệ sinh, nên chú ý xử lý ngay khi vừa thấy có dấu hiệu hỏng hóc trên mặt kính, khi xử lý bằng chất tẩy rửa không nên để ánh mặt trời chiếu trực tiếp vào. Ở khu vực nông thôn, ít bụi có thể vệ sinh mỗi 3 tháng một lần, khu vực thành thị nên cách khoảng 1,2 tháng, nếu ở gần đường lớn, bụi hoặc các công trình xây dựng, nên lau kính ngay khi thấy lớp bụi mỏng bám trên bề mặt. Nếu để sau một thời gian dài mới vệ sinh (mỗi năm 1 lần dịp tết) thì kính sẽ hỏng nặng cần đến dịch vụ xử lý chuyên nghiệp hoặc thậm chí có thể không xử lý được phải tiến hành thay kính.
Công ty Cổ phần EKF Việt Nam
Địa chỉ: LK69, KĐT Bắc Hà, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Website: https://adlergroup.vn