BLOG

BẠN ĐÃ CÓ KẾ HOẠCH KHOA HỌC CHO MỘT NGÀY LÀM VIỆC CHƯA ???

29/12/2016

-

Adler Group

-

0 Bình luận

Một buổi sáng đến công ty, bạn lu bù không biết sẽ phải bắt đầu từ đâu, làm việc gì trước, việc gì sau. Chưa kể chưa xong việc này lại sực nhớ quên mất việc kia, lúc sếp hỏi đến thế là.. bị ăn mắng. Để chấm dứt một ngày tệ hại như thế, bạn thử bình tâm lên lại kế hoạch cho ngày mới xem sao:

 

Gạch đầu dòng những công việc bạn sẽ phải làm trong ngày

 

Bỏ ra 5 – 10p đầu giờ làm việc, bạn bình tĩnh suy nghĩ và ghi ra giấy notes những công việc phải làm trong một ngày, càng chi tiết , tỉ mỉ càng tốt. Nếu có thể, bạn sắp xếp những việc quan trọng cần làm trước lên trên để thực hiện trước, sau đó dồn dần đến những gạch đầu dòng cuối cùng. Nhiều bạn nghĩ rằng “ cần gì phải ghi ra, công việc đã được lập trật tự trong đầu,cứ thế mà làm thôi” Nhưng bạn chưa thể biết trước được những phát sinh sếp yêu cầu bạn làm thêm trong ngày, chưa kể cô người yêu lại nhắn tin tíu tít rủ đi ăn trưa, vậy ăn xong rồi không biết bạn còn nhớ những việc cần làm tiếp theo không?

 

Gạch đầu dòng những việc phải làm trong ngày

Gạch đầu dòng những việc sẽ phải làm trong ngày

 

Tách nhỏ khối lượng công việc ra

Sếp giao cho bạn cả một núi công việc, có việc lớn, việc nhỏ. Những việc nhỏ thì không nói làm gì, việc quan trọng sếp giao chưa làm được nghĩ mà “ thấy ớn”. Thế tại sao bạn lại không biến cái việc lớn ấy ra làm vài việc nhỏ để thực hiện cho dễ nhỉ?

Ví dụ như bạn là một nhân viên HCNS, sếp muốn bạn thực hiện việc nấu bữa trưa cho nhân viên tại văn phòng. Bạn có thế tách công việc này ra làm nhiều phần như : lên kế hoạch mua sắm đồ dùng cần thiết, tuyển tạp vụ nấu ăn, sắp xếp địa điểm, vị trí…Và có thể nếu trong kế hoạch mua sắm, bạn chia ra thành nhóm những loại cần mua vào cùng một danh mục, và thực hiện từng thứ một. Mọi chuyện sẽ dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều phải vậy không?

Chia nhỏ những việc lớn cần phải làm

Chia những việc lớn thành nhiều việc nhỏ

Nên bắt đầu từ những việc dễ trước

Hoàn thành nhiều việc dễ trước sẽ giúp tâm trạng của bạn thoải mái hơn. Bộ não con người giống như một cỗ máy, nếu được khởi động “làm nóng” trước thì sẽ vận hành một cách trơn chu, việc giải quyết những nhiệm vụ khó khăn sẽ chẳng còn là vấn đề nữa.

Hơn nữa, khi bạn giải quyết hết những công việc nhỏ, bạn sẽ có cảm giác khối lượng công việc của mình ít dần đi, không bị nặng nề về khối lượng công việc chưa làm

Hãy hoàn thành dứt điểm từng việc một

Hãy cố gắng tập trung hoàn thành một và chỉ một công việc mà thôi trong một thời điểm, đừng để những việc khác làm sao nhãng sự tập trung của bạn. Khi bạn đang làm dở một việc rồi sang một việc khác, rồi chưa kể một việc khác nữa, bạn sẽ bị rối trí và không tránh khỏi sai sót.

Tuy nhiên, nếu phải vì một lý do nào đó bắt buộc bỏ dở việc đang làm, bạn nên cố gắng hoàn thành việc đó ngay khi có thể.

Hãy hoàn thành từng việc một

Hãy hoàn thành từng việc một

Tự tạo thời gian cho bản thân thư giãn và nghỉ ngơi

Không ai có thể làm việc tập trung cao độ trong suốt 8 giờ đồng hồ. Bạn nên sắp xếp thời gian để thư giãn nghỉ ngơi cho đầu óc và mắt có thời gian phục hồi. Sau khi hoàn thành mỗi việc, bạn có thể tự thưởng cho mình một cốc cafe, đứng dậy đi lại, vươn vai cho đỡ mỏi, hoặc ngắm nhìn đường phố cho mắt thư giãn.

Và nhớ là sau mỗi việc bạn đã thực hiện xong, hãy gạch đi khỏi danh sách công việc của bạn. Việc này giúp bạn biết đã làm xong được bao nhiêu phần công việc và tạo cho bạn cảm giác phấn chấn, thoải mái khi thấy càng nhiều vết gạch trên list công việc đã đề ra bạn sáng.

Tự tạo thời gian nghỉ ngơi,thư giãn

Tự tạo thời gian cho bản thân thư giãn, nghỉ ngơi

Trên đây là một số gợi ý nho nhỏ về cách làm việc khoa học mà Bản lề sàn ADLER tích góp và chia sẻ cùng các bạn. Mong là sẽ giúp ích cho việc sắp xếp lại công việc cũng như cuộc sống của các bạn. Chúc các bạn luôn may mắn và thành công !

Công ty CP EKF Việt Nam

LK69, Khu Đô thị Bắc Hà, Nguyễn Trãi, Hà Đông

www.adlergroup.vn

TAGS :

Tin tức liên quan